Loading...
Đường dây nóng:
Email:ththcsnabo@gmail.com

Học sinh trường TH-THCS Nà Bó tham gia thi khoa học kĩ thuật, với đề tài: "Nhận thức của học sinh dân tộc Thái ở trường TH-THCS Nà Bó về vẫn đề giữ gìn, bảo tồn và phát huy lối hát Khắp, Thực trạng và giải pháp"

      Nói đến Sơn La là nói đến vùng đất văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em. Mỗi dẫn tộc đều có một kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng. Trong đó, dân tộc Thái là cộng đồng đông dân nhất ở Sơn La, chiếm hơn 50% dân số, gồm các nhóm Tay Đăm (Thái đen) và Tay Khao (Thái Trắng). Đời sống văn hóa của dân tộc Thái thể hiện nét đặc trưng văn hóa của Sơn La với lời ca tiếng hát đằm thắm trữ tình, điệu múa điệu xòe duyên dáng, các trò chơi dân gian độc đáo và nền ẩm thực đa dạng, phong phú…

          Là một thành tố của văn hóa phi vật thể, dân ca đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái Tây Bắc nói chung, của người Thái ở Sơn La nói riêng. Nhờ sự phong phú, đa dạng về thể loại, nên dân ca đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Thái, góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa văn hóa nghệ thuật của cả nước. Thật vậy, người ta đã tìm thấy trong dòng chảy văn hóa Thái nhiều bộ trường ca có giá trị như Táy Pú Xớc (kể về bước đường chinh chiến của ông cha), Quam tô mương (Kể chuyện bản mường), Phanh mường; những tác phẩm thơ khuyết danh như: Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu), Khun Lu nang Ủa (Chàng Lú-Nàng Ủa); nhiều điệu múa Thái nhịp nhàng uyển chuyển qua hình ảnh những cô gái trẻ trong bộ y phục tuyệt đẹp và các điệu “múa xòe” nổi tiếng. Các điệu dân vũ đã đạt tới trình độ nghệ thuật điêu luyện như: múa khăn, múa nón, múa chèo thuyền, v.v.. Đặc biệt, là những làn điệu dân ca như “Khắp báo xao”, “Khắp chiêu”…luôn có mặt trong các cuộc vui hội hè và giữ vai trò chủ đạo tạo nên bầu không khí thanh bình, náo nhiệt của sinh hoạt cộng đồng.

Trước khi thực hiện đề tài này chúng em đã tìm hiểu và nhận thấy từ lâu, “Khắp” Thái đã gắn chặt với cuộc sống của người lao động dân tộc Thái. Dòng đời con người từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi nằm xuống, luôn có một dòng chảy dân ca như suối nguồn tưới mát. Dường như mỗi chặng đời người đều  được đánh dấu bằng những thể loại dân ca riêng, hát trao vòng cho trẻ sơ sinh, hát đồng dao cho các em nhi đồng, thiếu niên, hát giao duyên nam nữ, hát đám cưới cho các lứa đôi, hát lên nhà mới cho những gia đình hạnh phúc. Vào lứa tuổi trung niên con người phải biết hát dân ca để tham gia sinh hoạt trong các ngày hội, ngày lễ cầu cúng của cả bản làng. Những người già thường yêu thích những buổi hát kể chuyện cổ tích hay các anh hùng ca dân tộc. Và khi con người xế chiều mãn bóng thì được cả cộng đồng ca hát tiễn tới nơi an nghỉ cuối cùng. Có thể thấy hát Thái không còn là khu rừng biệt lập xa cách nữa mà đã gần gũi, quen thuộc từ lâu nhưng việc phát huy giá trị của loại hình dân ca này còn hạn chế, sự hiểu biết của chúng ta về các làn điệu dân ca Thái vẫn còn khiêm tốn. Còn khá nhiều làn điệu hát Thái ta mới chỉ được nghe tên và có không ít những làn điệu “Khắp” của người Thái chỉ còn tồn tại trong ký ức của những người già.  Mặc dù đã có một số công trình, bài viết đề cập đến dân ca tuy nhiên những tác động của nền kinh tế thị trường, trước xu thế hội nhập nét sinh hoạt văn hóa dân gian này có thể sẽ bị mai một nếu bản thân chúng ta không có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy nó.

          Trường TH – THCS Nà Bó được thành lập từ năm 2018 (Tiền thân là trường THCS Nà Bó) nằm ngay trên địa bàn xã Nà Bó,  đến nay qua 20 năm xây dựng và phát triển, nhà trường có 39 lớp trong đó có 52,5% học sinh là đồng bào dân tộc Thái, tuy nhiên sự  quan tâm và hiểu biết về những giá trị của điệu hát Khắp còn hạn chế bởi vậy chưa phát huy được giá trị của nét văn hóa dân gian này.

  Nếu tình trạng trên tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không nét văn hóa dân gian dân tộc sẽ dần bị mai một. Thực tế đã chứng minh: Văn hóa là cội nguồn trực tiếp của sự phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Khi nhìn vào một nước nào đó mà chúng ta xem xét kinh tế phát triển như thế nào, cuộc sống văn minh ra làm sao hãy nhìn vào đời sống băn hóa của nước đó. Do vậy giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị của văn hóa dân  tộc là biểu hiện của lòng yêu nước,  của lòng tự hào về lịch sử dân tộc và cũng là trách nhiệm, xứ mệnh của mỗi người dân trong một quốc gia.

Từ những lý do  trên nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nhận thức của học sinh dân tộc Thái ở trường TH- THCS Nà Bó về vấn đề giữ gìn, bảo tồn và phát huy lối hát Khắp - Thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích giúp học sinh  dân tộc Thái Trường TH – THCS Nà Bó nhận thức sâu sắc giá trị của làn điệu Khắp Thái từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ, phát huy gía trị của nét văn hóa dân gian này.

 

 Video tư liệu sưu tầm trên Internet...

"Trích dẫn hoạt động của trường TH-THCS Nà Bó năm học 2020 - 2021"

Nội dung khác
TIN MỚI